Loading
Có thể thấy rằng, công nghệ đã đến giai đoạn phát triển cực vượng trong lĩnh vực F&B. Không chỉ các “ông lớn” trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh, các thương hiệu nhỏ và các ngành công nghiệp khác cũng đang “rục rịch” áp dụng AI vào quy trình vận hành của mình. Vậy AI đã tạo nên những tác động gì để “cách mạng hoá” hay nói cách khác là thay đổi cuộc chơi cho các nhà sản xuất F&B trên toàn cầu?
Chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu gần đây đã nhận được một số phản ứng xấu từ dư luận do một số trường hợp mắc bệnh do thực phẩm bẩn gây nên. Có lẽ đây là “cơ hội” để AI có thể khắc phục những nhược điểm hay cách làm truyền thống của ngành F&B từ xưa đến nay.
F&B được đánh giá là một lĩnh vực mà AI thực sự có thể tỏa sáng, trong chuỗi cung ứng thực phẩm và trên thực tế, nó là một trong những lĩnh vực đầu tiên mà chúng ta thấy tỷ lệ “chịu chơi” AI cao.
Kate Brown chỉ ra trong “New world, New risk” : “Ngay cả trong thế kỷ 21, việc trồng, thu hoạch, chế biến, đóng gói và phân phối đòi hỏi một lượng lớn lao động thủ công. Tuy nhiên, những cải tiến trong công nghệ cảm biến, robot và trí tuệ nhân tạo có tiềm năng cải thiện đáng kể vấn đề an toàn thực phẩm hơn. Các chuyên gia nói rằng vấn đề không còn là “nếu” mà là “khi nào”.
Trong toàn bộ chuỗi sản xuất và phân phối thực phẩm, quá trình tự động hóa đang đi vào hoạt động ngày càng phổ biến.
Chỉ khi các công ty thực phẩm và đồ uống nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ thì họ mới có thể tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh một cách “hiệu quả” nhất. Chính điều này sẽ giúp tiết kiệm giảm chi phí hoạt động kinh doanh của chuỗi cung ứng tổng thể và đồng thời thúc đẩy lợi nhuận lớn hơn cho chính công ty.
Kèm theo đó là những thiết bị phục vụ quá trình sản xuất đòi hỏi phải thường xuyên được sửa chữa và bảo dưỡng để đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc, tưởng không cần thiết nhưng lại chiếm một khoản chi phí khá lớn.
AI có thể cho bạn biết chính xác khi nào cần thiết để thực hiện những sửa chữa cho trang thiết bị, tình trạng từng loại máy móc trong nhà máy sẽ được AI “ghi lại” và “báo cáo”.
Sử dụng nền tảng kết hợp thu thập dữ liệu tự động, IoT (để thu thập thông tin từ các cảm biến thiết bị) và hồ sơ bảo trì của công ty, các công ty thực phẩm và đồ uống có thể cải thiện thời gian hoạt động của thiết bị và giảm thiểu hao hụt nguyên liệu để giảm chi phí sản xuất trong chuỗi cung ứng của họ.
Cứ thế áp dụng điều này với nhiều phòng ban, địa điểm và bộ phận, chi phí tiết kiệm sẽ được bắt đầu nhân lên nhiều hơn nữa.
Việc sản phẩm bị hư hỏng, thực phẩm sâu bệnh hay các vấn đề khác liên quan đến thực phẩm, tất cả đều phải tuân thủ vô số quy định của chính phủ xoay quanh vấn đề sản xuất và phân phối thực phẩm – tiêu chí hàng đầu của các nhà phân phối thực phẩm và đồ uống.
Nói một cách đơn giản, các công ty phải biết rõ quy trình vận chuyển và vị trí đầy đủ chính xác các sản phẩm của mình, sau đó chủ động xử lý ngay lập tức bất kỳ tình huống thu hồi nào liên quan đến sản phẩm đó.
Sử dụng AI, cảm biến và dữ liệu, các công ty thực phẩm và đồ uống có thể tiến hành theo dõi và truy tìm khẩn cấp thông tin sản phẩm của mình, sau đó sử dụng thông tin có được để xác định và chủ động phản ứng phù hợp.
Ví dụ, lô hàng các sản phẩm dễ hư hỏng phải được bảo quản ở một nhiệt độ nhất định, có thể được trang bị cảm biến hỗ trợ AI để gửi cảnh báo trước toàn bộ lô hàng hư hỏng (hoặc, trước khi chúng đi vào chuỗi thực phẩm tiêu dùng). Mọi bất thường có thể dễ dàng được theo dõi và các vấn đề bất thường sẽ được khắc phục một cách nhanh chóng.
Một lý do lớn khiến các công ty đang áp dụng AI hiện nay là để có thể dự đoán tình hình bất cứ khi nào một quy trình hoặc sản phẩm có xu hướng “ngoài tầm kiểm soát” hoặc nằm ngoài mức độ cho phép/tuân thủ được xác định từ trước.
Sử dụng AI, các công ty có thể nắm bắt thông tin về các quy trình của họ và sử dụng công nghệ tiên tiến để giám sát các quy trình và chuỗi cung ứng trong thời gian thực. Điều đó có nghĩa là một nhà sản xuất thực phẩm không phải đợi cho đến khi người tiêu dùng gặp vấn đề về sản phẩm và phản ánh về sản phẩm đó.
Ví dụ AI có thể xác định vấn đề bất thường khi một xe đầu kéo đang chạy vượt quá nhiệt độ vận hành cho phép, ảnh hưởng trực tiếp đến việc duy trì bảo quản sản phẩm trong quá trình vận chuyển. Đây chỉ là một trong nhiều cách AI có thể đóng vai trò như một dấu hiệu cảnh báo dự đoán cho phép các công ty đối mặt với các vấn đề và giải quyết chúng trước khi chúng chuyển sang các tình huống nghiêm trọng.
Để AI hoạt động hiệu quả nhất, nó phải được sử dụng cùng với công nghệ hiện đại khác, bao gồm IoT, ML và cơ sở dữ liệu giàu thông tin.
Ví dụ, một nhà sản xuất sữa hoạt động trong những điều kiện nhất định để giữ cho sản phẩm của mình luôn tươi và có thể sử dụng được. Với IoT, công ty có thể dễ dàng giám sát các thiết bị chế biến sữa, nếu có vấn đề gì xảy ra trong quá trình vận hành, đội ngũ đảm nhiệm sẽ được cảnh báo ngay lập tức. Mặc dù sự cố có thể tạo ra một số chất thải, nhưng có thể thực hiện hành động khắc phục ngay lập tức sẽ chuyển thành chất thải ít hơn đáng kể (trái ngược với việc chờ đợi cho đến khi sản xuất được 500 gallon sản phẩm hư hỏng mới ngừng sản xuất).
Biết được thời điểm xảy ra hoặc dự đoán sự việc có thể xảy ra và có thể chủ động thực hiện các bước để giảm thiểu rủi ro, giúp cho các công ty nâng cao mức độ dịch vụ, chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm – tất cả đều đảm bảo mức độ tuân thủ cao và nhận được sự hài lòng của khách hàng.
Các công ty thực phẩm và đồ uống nhận ra được lợi ích của AI mang lại là rất nhiều. Công nghệ AI không còn là “một giấc mơ hoang đường” đối với ngành F&B nữa, nó đang được hiện thực hóa từng ngày, từng giờ thay đổi cách thức vận hành của lĩnh vực này. Trong khi nền công nghiệp thực phẩm đang sôi sục vì những sáng kiến này, doanh nghiệp của bạn đã, đang và sẽ làm gì để bắt kịp xu hướng ?
Để biết thêm những giải pháp công nghệ thông minh AI ứng dụng vào ngành F&B như nào, hiệu quả ra sao, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 09 4846 0808!